1. Giới thiệu tổng quát
a) Vị trí địa lí:
Chánh An là 01 trong 04 xã vùng ven của huyện Mang Thít, cách trung tâm hành chính của huyện khoản 06 km về hướng Tây. Vị trí xã được xác định ở tọa độ 10010’31” Bắc, 106008’52” Đông; phía Đông giáp xã Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến tre, ranh giới là sông Cổ Chiên; phía Tây giáp thị trấn Cái Nhum, ranh giới là sông Rạch Đôi; phía Nam giáp xã Quới an huyện Vũng Liêm, ranh giới là sông Măng Thít; phía Bắc giáp xã An Phước, ranh giới là kinh Cả Tất.
Xã có diện tích tự nhiên là 1.411,6 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 981,33 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 420,24 ha, diện tích khác là 10,03 ha. Hiện nay xã có 2261 hộ, 7488 nhân khẩu, 135 tổ Nhân dân tự quản.
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:
Thời tiết - khí hậu, xã Chánh An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, chia làm 02 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa nắng). Điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ và thích hợp cho đa dạng sinh học tự nhiên phát triển. Tuy nhiên, vào mùa mưa cùng với nguồn nước lũ từ thượng nguồn của sông MêKông đổ về tạo nên những khu vực bị ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đối với sản xuất nông nghiệp, đời sống sinh hoạt của người dân và môi trường sinh thái khu vực.
Đất đai ở đây màu mở, thuận tiện phát triển lúa nước, cây màu và cây ăn trái, đặc biệt các ấp cặp sông Cổ Chiên và sông Măng Thít do phù sa bồi đắp theo thủy triều nên độ phì nhiêu cao, thuận lợi phát triển kinh tế vườn. Ngoài ra, địa bàn xã còn có khu vực đất bãi bồi trãi dài từ vàm sông Măng Thít (nông trường Ban chỉ huy quân sự tỉnh) đến bến phà Chánh An – Tân Thiềng với diện tích 98.141 m2 rất thuận tiện cho phát triển thủy sản, nhất là nuôi cá tra xuất khẩu. Các ấp nằm phía Tây tỉnh lộ 31 có nguồn tài nguyên đất sét tương đối dồi dào, nhưng do người dân khai thác không theo quy hoạch nên dần cạn kiệt.
Hệ thống sông ngòi rất phong phú, bao bọc bên ngoài là sông Cổ Chiên và sông Măng Thít; bên trong có sông, kênh, rạch chằn chịt, phủ đều các ấp; các sông, kênh, rạch chủ yếu cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và vận chuyển hàng hóa như:
- Sông Ruột ngựa, sở dĩ gọi là Ruột ngựa vì đây là con sông tự nhiên nhưng nó rất thẳng như ruột con ngựa. Sông Ruột ngựa bắt nguồn từ sông Măng Thít thẳng về hướng Tây, đi qua các ấp: Mỹ Chánh, Tân Mỹ , Tân An, tiếp nối với sông Rạch sâu từ phía Tây đổ về qua ấp An Hòa.
- Kênh mới, đây là con kênh đào do nhân dân thực hiện vào khoản năm 1942 - 1943 nên gọi là kênh Mới; bắt nguồn từ sông Ruột ngựa đi về hướng Đông Bắc đổ ra sông Rạch rít, đi qua các ấp: An Hòa, Tân Mỹ của xã Chánh An và một số ấp khác của xã An Phước.
- Kênh Rạch rừng, sở dĩ gọi là Rạch rừng vì theo truyền miệng, trước đây khu vực ấp Mỹ Hạnh và một phần ấp Tân Mỹ là rừng Bà Mên, kênh Rạch Rừng có được là do thú rừng đi ra sông tìm nước uống lâu ngày thành dòng chảy. Kênh Rạch rừng đi qua các ấp: Mỹ Chánh, Tân Mỹ và Mỹ Hạnh.
- Rạch Rít, bắt nguồn từ sông Măng Thít đi về hướng Bắc đến ấp Phú Hòa, xã An Phước, qua các ấp: Mỹ Long, Mỹ Hạnh và Vàm Lịch. Sở vĩ gọi là Rạch Rít vì 2 bên bờ rạch có nhiều rạch nhỏ như chân con rít.
- Kênh Phao Lồ, do họ đạo Thiên chúa giáo đào để phục vụ cho sản xuất của giáo dân trong khu vực. Kênh Phao Lồ bắt nguồn từ sông Cổ Chiên đi về phía Nam gặp rạch rít, đi qua 02 ấp: Mỹ Long và Vàm Lịch.
c) Lịch sử hình thành:
Căn cứ Quyết định số 64B/HĐBT, ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng “Về điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý”. Theo đó, xã vùng đồng bằng miền Nam, mỗi xã có diện tích đất tự nhiên không quá 2.000 ha, trong đó đất canh tác khoảng 800 đến 1.500 ha, dân số khoảng 5.000 đến 10.000 nhân khẩu.
Xã An Phước trước khi chia tách là một trong những xã có địa bàn rộng lớn (36,86 km2 = 3.686 ha), dân số đông (18.238 người), mật độ dân số cao (494 người/km2); cơ sở hạ tầng còn đơn sơ, lạc hậu; đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; trình độ lãnh đạo, quán lý của cán bộ còn hạn chế; người dân ở khu vực xã Chánh An hiện nay muốn đến Ủy ban nhân dân xã An Phước để giao dịch hành chính phải đi bộ gần 10 km; việc nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân chưa sâu sát; . . .
Để bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng sát thực tế; sự quản lý của cơ quan chính quyền được sát dân, sát cơ sở, nhạy bén, kịp thời, thuận tiện cho việc xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội; bảo đảm điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các công trình phúc lợi công cộng và nâng cao đời sống của nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tiếp xúc chính quyền cơ sở trong giao dịch hành chính, đồng thời cán bộ công chức nhà nước cũng thực hiện tốt hơn chức năng phục vụ nhân dân.
- Căn cứ Nghị định số 85-NĐ/CP, ngày 09 tháng 8 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã thuộc huyện Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh, Mang Thít và thị xã Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long”. Theo đó, xã An Phước thuộc huyện Mang Thít được chia thành 02 xã: xã An Phước và xã Chánh An.
- Cùng với việc chia tách xã, chi bộ cơ sở Chánh An ra đời trên cơ sở kế tục sự nghiệp lãnh đạo của Đảng ủy xã An Phước. Ngày 16/8/1994 Ban Thường vụ Huyện ủy Mang Thít ban hành Quyết định số 46/QĐ.HU về việc thành lập chi bộ cơ sở xã Chánh An có 45 đảng viên, chỉ định chi ủy có 07 đồng chí do đồng chí Nguyễn Thanh Hùng làm Bí thư chi bộ, đồng chí Huỳnh Văn Bé làm Phó bí thư.
Trước thực trạng xã mới tách, bộ máy cán bộ xã, ấp bị hụt hẫng, cơ sở hạ tầng đơn sơ, lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; Chi ủy chi bộ xã Chánh An bắt tay vào xây dựng tổ chức bộ máy đi đôi với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bước đầu đạt được nhiều kết quả quan trọng làm nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững ở những năm tiếp theo.
d) Cơ sở hạ tầng:
- Xã thực hiện 03 tuyến đường liên xã, liên ấp chiều dài 6,6km/11,050km. Tuyến đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp 14 tuyến, tổng chiều dài 23,6km/23,6km đạt 100%.
- Toàn xã có 43km đê bao đã được khép kín chủ động đảm bảo sản xuất và dân sinh, đạt 100%. Hiện xã đã nạo vét các kênh nâng cấp 9 kênh nội đồng, với tổng chiều dài 5,3 km. Xã có diện tích đất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động là 939,68/939,68 ha, tỷ lệ khép kín đạt 100%.
- Hiện trên địa bàn xã có 2.253/2261 hộ có điện kế chính, đạt tỷ lệ 99,64%. Không có hộ sử dụng điện câu đuôi, không đảm bảo an toàn kỹ thuật về điện.
- Trên địa bàn xã có 03 điểm trường: Trường mầm non tuổi thơ 4, trường Tiểu học Chánh An A, Trường THCS Chánh A đều đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1.
e)Tiềm năng, cơ hội đầu tư, định hướng phát triển:
Huy động mọi nguồn lực, từng bước khôi phục, phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 5%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng " Nông nghiệp - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Thương mại, dịch vụ". Khai thác tốt tiềm năng và lợi thế thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cây màu luân canh trên đất lúa, mở rộng diện tích trồng màu chuyên canh; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung; đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao; chủ động phòng trị có hiệu quả dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.
Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường. Phát huy quyền làm chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Củng cố quốc phòng - an ninh, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh; giữ vững ổn định chính trị xã hội.
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp; nâng cao vai trò tập hợp quần chúng của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể.
* Các khâu đột phá:
Xây dựng nông thôn mới nâng cao, ổn định các tiêu chí đạt chuẩn, đồng thời phấn đấu vận động nhân dân thực hiện nông thôn mới nâng cao.
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, cải tạo vườn kém hiệu quả đạt 100%, trong đó phát huy có hiệu quả kinh tế vườn.
Bản đồ địa giới hành chính:

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Về tổ chức của UBND xã: Hiện nay, UBND xã có 20 CBCC và 16 cán bộ không chuyên trách (hiện nay khuyến 01 Cán bộ Phát thanh truyền thanh). Xã có 01 nữ cán bộ là lãnh đạo quản lý, đảm bảo theo cơ cấu. Trình độ CBCC đều tốt nghiệp đại học (trong đó có 01 lãnh đạo trình độ thạc sĩ, 02 lãnh đạo đang được đưa đi đào tạo thạc sĩ); tất cả cán bộ, công chức đều qua lớp Trung cấp lý luận chính trị.
Về tổ chức của HĐND cấp xã (Thường trực HĐND, các ban của HĐND, đại biểu HĐND). Số lượng đại biểu HĐND xã: 24 đại biểu (5 nữ) chia làm 7 tổ. Thường trực HĐND: 2 thành viên gồm: Chủ tịch kiêm nhiệm và Phó chủ tịch chuyên trách.
Tổ chức bộ máy của các ấp: Hiện đồng chí Bí thư kiêm Trưởng ấp, Trưởng ban Công tác Mặt trận và phó ấp.
Hiện nay UBND xã ban hành 96 thủ tục hành chính và có niêm yết công khai tại Trụ sở UBND xã.
3. Danh sách cán bộ, công chức
Họ và Tên |
Chức vụ |
Điện thoại |
Địa chỉ |
Võ Nhựt Phương |
Bí thư Đảng ủy |
0907874343 |
|
Trương Thanh Sơn |
Phó Bí thư Đảng ủy - CT HĐND |
0776762797 |
|
Phạm Văn Tuấn |
Chủ tịch UBND |
0916831213 |
|
Ngô Trường Tư |
Chủ tịch UBMTTQ VN |
0902453787 |
|
Nguyễn Ngọc Thành |
Trưởng Công an |
0939703344 |
|
Nguyễn Trí Thiện |
PCT HĐND |
0976893702 |
|
Trương Thị Hồng Dinh |
PCT UBND xã |
0363699389 |
|
Đặng Trương Hoài Linh |
PCT UBND xã |
0939307353 |
|
Dương Lê Chí cường |
CHT BCH Quân sự |
0349529383 |
|
Nguyễn Thị Bích Thủy |
CC Văn phòng thống kê |
0932907235 |
|
Lê Thị Thúy Quyên |
CC Văn phòng thống kê |
0931080174 |
|
Lương Minh Tân |
Cc Tư pháp - hộ tịch |
0765775735 |
|
Mai Hữu Tiến |
CC Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường |
0964209449 |
|
Nguyễn Thị Ngoan |
CC Văn hóa xã hội |
0932963798 |
|
Nguyễn Thanh Thảo |
CC Văn hóa xã hội |
0907102989 |
|
Võ Anh Quốc |
CC Tài chính - kế toán |
0366006274 |
|
Ngô Thị Trúc Ly |
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ |
0774072412 |
|
Trần Hoàng Tín |
Chủ tịch Hội Nông dân |
0901065717 |
|
Huỳnh Ngọc Nén |
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh |
0939769266 |
|
Võ Đằng Giang |
Bí thư Xã đoàn |
0363535075 |
|
Trần Huỳnh Triệu |
Cán bộ Tuyên giáo |
0393392002 |
|
Nguyễn Thị Hồng Sương |
Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra - Tổ chức Đảng |
0939689296 |
|
Phạm Hoàng Phúc |
Cán bộ Văn phòng Đảng ủy |
0913399417 |
|
Trần Hoàng Phi |
CHP BCH Quân sự |
0932964081 |
|
Lê Thị Duyên Hồng |
PCT Hội Nông dân |
0368724468 |
|
Lê Thị Trang Thuy |
PCT Hội Phụ nữ |
0965319019 |
|
Trần Thị Kim Tuyền |
PCT UBMTTQ |
0907252144 |
|
Trương Hoàng Nhi |
PCT Hội CCB |
0939010389 |
|
Trần Hoàng Tiếp |
CB Khối Vận |
0939372374 |
|
Lê Xi La |
CT Hội Người cao tuổi |
0968861220 |
|
Võ Minh Thế |
CT Hội khuyến học |
0975277903 |
|
Trần Xuân Tứ |
CT Hội Bảo trợ -NTT |
0938342977 |
|
Nguyễn Hồng Em |
CT Hội Nông dân |
0706745826 |
|
Lê Thanh Trung |
CB Nông thôn mới |
0703897011 |
|
Lê Minh Tú |
Phó Bí thư xã đoàn |
0967392847 |
|